Ngày nay, hầu hết các ứng dụng sử dụng mạng đều áp dụng mô hình Client-Server. Vậy mô hình Client-Server là gì? Khái niệm này bao gồm 2 quá trình hoặc là 2 đối tượng là Client và Server sẽ tương tác với nhau để trao đổi thông tin. Quá trình thứ nhất là Client gửi yêu cầu về cho Server và quá trình thứ 2 là Server xử lý yêu cầu và trả lời lại Client. Hình ảnh dưới đây thể hiện quá trình đó:
Một ví dụ của mô hình này là quá trình kiểm tra số dư tài khoản ngân hàng của bạn. Một chương trình ở máy khách chuyển yêu cầu đến cho Server đạt tại ngân hàng để lấy ra số dư tài khoản ngân hàng của bạn. Số dư đó sau đó được chuyển tiếp trở lại cho máy khách và hiển thị chúng theo giao diện chương trinh bạn đang sử dụng.
Chúng ta thường sử dụng mô hình này khi phát triển ứng dụng phân tán. Lý do đơn giản bắt nguồn từ chính nhu cầu của người dùng khi mà họ không sống cùng ở một địa điểm, tuy nhiên họ lại muốn thực hiện cùng một nhiệm vụ hay dùng chung một dữ liệu nào đó. Khi đó mô hình client-server trở nên rất phù hợp trong trường hợp này.
Những mô hình quan hệ khác có mức độ phổ biến cao đó là mô hình peer-to-peer (P2P), trong đó mỗi điểm của mô hình đều có thể hoạt động như là 1 server và 1 client. Điều này có nghĩa là, không giống như mô hình client-server, khả năng phân phát dữ liệu có thể tăng lên khi mà càng nhiều người dùng muốn sử dụng chung 1 nguồn dữ liệu (giống với giao thức chia sẻ file của Bittorrent). Đây chính là một trong những điểm thuận lợi của mô hình P2P này khi mà nó tiêu tốn ít chi phí cài đặt và vận hành và bảo dưỡng của server hơn so với mô hình client-server
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét